Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Một thoả thuận hạt nhân Iran là thắng lợi với Mỹ
Một thỏa thuận ban đầu về chương trình hạt nhân của Iran đang nằm trong tầm tay khi các cuộc đàm phán được nối lại tại Geneva ngày 20/11. Theo Reuters, thỏa thuận với Iran sẽ là một chiến thắng với Mỹ khi xét tới lợi ích an ninh của nước này và các đồng minh tại Trung Đông.

 


Nguồn tin trên khẳng định, việc chấp nhận thỏa thuận nói trên với Iran cũng là bước đột phá không chỉ giúp giải quyết chương trình hạt nhân của Iran mà còn mang lại giải pháp chính trị cho vấn đề Syria, cũng như các cuộc thảo luận rộng rãi hơn về vấn đề an ninh khu vực Trung Đông và cuối cùng Mỹ không cần phải tính đến một hành động quân sự tiềm năng đầy tốn kém và nguy hiểm.

 


Các đối tác tham gia cuộc đàm phán tại Geneva về vấn đề hạt nhân của Iran. Ảnh: AFP/TTXVN.

 

Theo đó, quá trình thảo luận sẽ diễn ra qua 2 giai đoạn: giai đoạn 1 xoay quanh thỏa thuận ban đầu theo dự thảo mà Nhóm P5+1 (gồm Đức và 5 nước thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc) đề xuất; tiếp theo là giai đoạn 2, kéo dài 6 tháng để thương lượng về thỏa thuận cuối cùng. 

 

Nội dung của thỏa thuận ban đầu gồm tăng cường các cuộc thanh sát và giám sát các cơ sở hạt nhân của Iran, các hạn chế mới đối với việc làm giàu urani (trong đó có việc ngừng làm giàu urani ở cấp độ 20%, đóng băng các máy li tâm và dừng sản xuất các bó nhiên liệu tại nhà máy nước nặng Arak). Đổi lại, phương Tây chấp nhận cắt giảm các biện pháp trừng phạt có tổng trị giá dưới 10 tỷ USD.

 

Theo các nhà phân tích, dự thảo thỏa thuận ban đầu có khả năng tạo ra đột phá trong việc giải quyết chương trình hạt nhân Iran và làm thay đổi hơn ba thập kỷ thù địch trong khu vực. Mỹ cần đáp ứng mong muốn của Iran trong việc chấm dứt hoàn toàn các biện pháp trừng phạt. Để giảm nhẹ các lệnh trừng phạt có trong Đạo luật trừng phạt Iran, Tổng thống Mỹ Barack Obama cần xác nhận trước Quốc hội rằng Iran đã ngừng tìm kiếm các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt, ngừng ủng hộ chủ nghĩa khủng bố và không còn đe dọa đến lợi ích của Mỹ và các nước đồng minh.

 

Mặc dù có một số tiến bộ đã đạt được tại Geneva, nhưng một số thành viên trong Quốc hội Mỹ lại đang kêu gọi áp đặt lệnh trừng phạt mới đối với Iran như Thượng nghị sĩ Lindsey Graham -  người cũng đã ám chỉ một dự luật cho phép thực hiện hành động quân sự chống lại Iran, Thượng nghị sĩ Robert Menendez và Bob Corker. Các nghị sĩ này cho rằng phải tăng cường trừng phạt kinh tế để khiến Iran phải nhượng bộ hơn nữa. Thực vậy, Quốc hội Mỹ tuyên bố rằng các điều khoản trong thỏa thuận ban đầu trên đã hạ thấp vị thế ngoại giao của Mỹ và đưa ra những lời đe dọa nhằm khiến Iran rời xa bàn đàm phán. 

 

Ngoài ra còn có những trở ngại lớn khác nữa chính là Pháp, Israel và Saudi Arabia. Tại Pháp, có một số nhân vật chủ chốt đang kiểm soát ván bài chiến lược trong vấn đề hạt nhân của Iran như Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius và Nghị sĩ Meyer Habib. Hai ông này đang tìm cách làm chệch hướng các cuộc đàm phán tại Geneva vì những quan ngại an ninh của Israel bằng cách đưa ra những thông điệp mang tính chất đe dọa như phía Israel sẵn sàng tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran nếu các bên đạt được thỏa thuận tại Geneva.

 

Trong khi đó, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã vận động chống lại thỏa thuận do P5+1 đề xuất với lý do văn bản này dỡ bỏ quá nhiều biện pháp trừng phạt và không giúp làm chậm chương trình hạt nhân của Iran. Trước những lo lắng của Israel, Saudi Arabia và các đồng minh khác, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ Mike Rogers cho rằng hiện còn "quá sớm" để đi đến một thỏa thuận và "với một vòng trừng phạt mới, chúng ta sẽ nhận được một cái gì đó có ý nghĩa".

 

Tuy nhiên, nếu các cuộc đàm phán tại Geneva tiếp theo thất bại, điều đó không có nghĩa là ván bài đã chấm dứt. Nếu chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama muốn các cuộc đàm phán tại Geneva đạt được tiến bộ, họ nên kiềm chế những thế lực nhất định trong nhóm P5+1 để Pháp không có quyền ngăn chặn hay can thiệp vào đàm phán. Thế giới vẫn đang chờ dấu hiệu quyết định này từ Washington.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung (01-05-2024)
    Trung Quốc chạy thử nghiệm tàu sân bay thứ ba (01-05-2024)
    Haiti có Thủ tướng mới (01-05-2024)
    Israel không chấp nhận yêu cầu chấm dứt chiến tranh (01-05-2024)
    Israel sẽ tấn công vào Rafah bất kể có đạt được thỏa thuận ngừng bắn hay không (30-04-2024)
    Ukraine dùng tên lửa Mỹ tấn công cầu Crimea? (30-04-2024)
    Ukraine 'thách thức' Mỹ khi vẫn tấn công nhà máy lọc dầu Nga? (30-04-2024)
    Thái Lan thu hút lượng lớn khách du lịch Trung Quốc (30-04-2024)
    Mỹ và Anh kêu gọi phong trào Hamas cân nhắc đề xuất ngừng bắn 40 ngày (29-04-2024)
    Mỹ-Saudi Arabia gần hoàn tất thỏa thuận về bình thường hóa quan hệ với Israel (29-04-2024)
    Ngoại trưởng Ai Cập: Chỉ có Mỹ mới có thể phá vỡ vòng xoáy bạo lực ở Gaza (29-04-2024)
    Đức bắt đầu xét xử vụ án âm mưu đảo chính bạo lực, tấn công Quốc hội (29-04-2024)
    Ukraine tuyên bố phá hủy hai đoàn tàu nằm sâu trong lãnh thổ Nga (29-04-2024)
    EU tuyên bố người châu Âu sẽ 'không hy sinh vì Donbass', nhưng khẳng dịnh hỗ trợ Kiev (29-04-2024)
    Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm? (27-04-2024)
    Mohamed Salah cãi nhau với Jurgen Klopp (27-04-2024)
    Australia công bố khoản viện trợ mới trị giá 100 triệu AUD cho Ukraine (27-04-2024)
    Xung đột Hamas - Israel: Israel hoàn tất chuẩn bị cho chiến dịch quân sự ở Rafah (25-04-2024)
    Nga cảnh báo đanh thép nếu NATO triển khai vũ khí hạt nhân ở Ba Lan (25-04-2024)
    Khả năng Nga giành được pháo đài phòng thủ Chasiv Yar của Ukraine (25-04-2024)

Các bài viết cũ:
    COP 19 vẫn chia rẽ về nguồn tài chính chống biến đổi khí hậu (21-11-2013)
    Tại sao Afghanistan phải ký thỏa thuận an ninh với Mỹ? (21-11-2013)
    Khám phá chiến lược Bắc cực của Trung Quốc - Kỳ 1: Cuộc đua của những 'ông lớn' (21-11-2013)
    Quân đội Trung Quốc chỉ biết hăm dọa láng giềng, chứ không trợ giúp? (21-11-2013)
    Thủ tướng Anh lần đầu điện đàm với Tổng thống Iran (20-11-2013)
    Biến đổi khí hậu đe dọa các thế hệ hiện tại và tương lai (20-11-2013)
    Tấn công mạng và nguy cơ chiến tranh Trung Đông (20-11-2013)
    Lebanon trước nguy cơ nội chiến (20-11-2013)
    Indonesia, Australia tranh cãi gay gắt (20-11-2013)
    Tiết lộ động trời về “cuộc chơi hạt nhân” của Arabia Saudi (19-11-2013)
    Washington sẽ thay đổi chính sách với Mỹ Latinh (19-11-2013)
    Ai Cập căng thẳng trước lễ kỷ niệm 19/11 (19-11-2013)
    Vì sao Mỹ quá nhiệt tình cứu trợ Philippines? (19-11-2013)
    Israel, Pháp tiếp tục cứng rắn với Iran (18-11-2013)
    Dân Philippines: Tổng thống của chúng ta "miệng nhanh hơn não"! (18-11-2013)
    Khả năng xảy ra 'Mùa xuân Saudi Arabia' (18-11-2013)
    Tổng thống Indonesia bị gián điệp Australia nghe lén (18-11-2013)
    Chính sách đối ngoại "mắc kẹt" của Triều Tiên (18-11-2013)
    Mỹ không còn đòi ông Assad phải ra đi (16-11-2013)
    Đàm phán Iran đổ vỡ, lỗi thuộc về ai? (16-11-2013)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152817974.